Cổ phiếu bất động sản bỗng dưng nổi sóng
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.
Sau lễ 30.4 - 1.5, công chức, viên chức đi làm bù vào ngày 4.5
Ngày 26.2, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng dự và trao quyết định tại hội nghị. Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đồng thời được giới thiệu bầu giữ chức Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang khóa XV.Ông Nguyễn Tuấn Anh (50 tuổi, quê quán Thanh Hóa), trình độ tiến sĩ nông nghiệp tại Đại học Quốc gia Seoul (2005), Phó giáo sư (2010), cao cấp lý luận chính trị. Ông có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và biến đổi khí hậu; giữ nhiều chức vụ quản lý tại Đại học Thái Nguyên. Sau đó, ông Nguyễn Tuấn Anh được điều động giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Ban Thư ký Quốc hội khóa XIV; đại biểu Quốc hội các khóa XIV và XV. Trước khi nhận nhiệm vụ tại Hậu Giang, ông giữ chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Israel.Tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng cho biết, ông Nguyễn Tuấn Anh là cán bộ được đào tạo bài bản ở trong và nước ngoài, dù ở cương vị công tác nào cũng luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Với cương vị mới, ông được kỳ vọng sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để gặt hái những thành công mới, thành tích mới, xứng đáng với niềm tin của Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang.
TikTok bị phạt 345 triệu euro ở châu Âu
Ban tổ chức thông báo chương trình truyền hình trực tiếp lễ trao giải Oscar vào ngày 2.3 sẽ "ghi nhận những người đã chiến đấu dũng cảm chống lại nạn cháy rừng".Bộ phim nhạc kịch Emilia Pérez, kể về một trùm ma túy trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính, đã dẫn đầu danh sách với 13 đề cử. Theo sát phía sau là The Brutalist - một phim sử thi khám phá trải nghiệm của người nhập cư và Wicked - phiên bản điện ảnh ăn khách của một tác phẩm gây sốt trên sân khấu Broadway - đều nhận được mỗi phim 10 đề cử. Tác phẩm kinh dị Conclave về cuộc bầu cử Đức giáo hoàng mới cùng với A Complete Unknown mô tả những năm đầu vào nghề của Bob Dylan đều nhận 8 đề cử. 5 bộ phim kể trên đều được đề cử hạng mục Phim hay nhất, giải thưởng cao nhất của buổi lễ, cùng với các phim độc lập như Anora, Nickel Boys, I'm Still Here, The Substance và bom tấn Dune: Part Two. Trong đó được đánh giá cao là Emilia Pérez.Timothée Chalamet – ngôi sao từng chứng minh sức hút phòng vé với Dune và Wonka được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc cho màn trình diễn biến hóa khôn lường qua vai Bob Dylan trong A Complete Unknown. Anh đối đầu với ngôi sao của The Brutalist là Adrien Brody, từng là nghệ sĩ trẻ nhất giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc trong lịch sử giải Oscar ở tuổi 29 qua The Pianist năm 2003.Ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc, mọi chú ý đổ dồn về Demi Moore, một trong những ngôi sao sáng nhất của Hollywood vào những năm 1990, tiếp tục sự nghiệp trở lại của mình qua phim kinh dị The Substance. Ứng cử viên còn lại là ngôi sao phim Emilia Pérez, Karla Sofía Gascón, khi làm nên lịch sử: trở thành diễn viên chuyển giới đầu tiên được đề cử giải Oscar kèm theo là hàng loạt scandal khi đăng tải những bình luận khiếm nhã về bạn diễn trên mạng xã hội. Zoe Saldaña, nổi tiếng với vai chính trong các bộ phim bom tấn như Avatar, đã thể hiện tài năng ca hát và nhảy múa trong vai một luật sư phim Emilia Pérez. Cô nhận đề cử giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Các đối thủ của cô bao gồm Ariana Grande (Wicked), Felicity Jones (The Brutalist), Monica Barbaro (A Complete Unknown) và Isabella Rossellini (Conclave). Nhiều dự đoán Saldaña sẽ nhận giải.Brady Corbet đạo diễn The Brutalist nhận đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất, cạnh tranh với nhà làm phim Pháp Jacques Audiard (Emilia Pérez), Coralie Fargeat (The Substance), Sean Baker (Anora) và James Mangold (A Complete Unknown). Giải Oscar lần đầu tiên được trao cách đây gần một thế kỷ, như một cách để thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ. Trong 97 năm qua, ngành công nghiệp này đã trải qua những thay đổi lớn về kỹ thuật, công nghệ lẫn nghệ thuật.
Doãn Ngọc Tân trả lời Tạp chí Bóng đá, hồi tưởng lại những ngày đầu theo đuổi bóng đá. Anh kể về tuổi thơ ở Sơn Tây, nơi anh cùng bạn bè đồng trang lứa say mê trái bóng. "Chỉ cần được đá bóng là thích lắm," anh nói. Đam mê này đã đưa anh từ các giải đấu nhi đồng, thiếu niên đến việc được tuyển chọn vào đội U.15 Thể Công – bước ngoặt đầu tiên đưa anh vào con đường chuyên nghiệp.Nhưng hành trình này không hề dễ dàng. Tân nhớ lại thời điểm được mời tham gia U.15 Thể Công ở tuổi 15 – một độ tuổi mà theo anh là khá muộn để bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp. Quyết định ấy không chỉ là thử thách cho anh mà còn cho cả gia đình. Bố mẹ anh, dù lo lắng vì điều kiện kinh tế gia đình, vẫn ủng hộ ước mơ của con trai. Anh kể lại lời bố anh dặn dò: "Nếu con muốn, bố mẹ đồng ý, nhưng nhà mình không có điều kiện. Con phải tự cố gắng". Thời điểm khó khăn nhất trong sự nghiệp của Doãn Ngọc Tân đến khi anh 19-20 tuổi (khoảng năm 2012-2013). Lúc ấy, anh thuộc biên chế CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên. Khi bầu Kiên gặp sự cố, CLB buộc phải dừng hoạt động, anh phải rời xa đồng đội và tạm biệt những giấc mơ đang dang dở. “Ngày cuối cùng phải rời bản doanh của CLB bóng đá Hà Nội em rất buồn, phải viết dòng trạng thái chia tay anh em, đồng đội, bạn bè. Biết chắc chắn là phần trăm là để quay trở lại tiếp tục cùng nhau rất là khó. Trong lòng lúc đấy suy nghĩ là buồn, cánh cửa của mình đến đây rồi nó lại đóng lại, nếu tâm trạng lúc đấy nó thật sự rất khó tả. Em biết cơ hội quay trở lại là rất khó”, Tân nhớ lại. Chia tay CLB, Tân trở về quê, phụ giúp bố làm việc. Anh làm đủ mọi việc, từ xúc cát, bốc gạch đến hỗ trợ công việc chở vật liệu xây dựng. Nhưng trong tâm trí anh, giấc mơ bóng đá vẫn luôn cháy bỏng. Anh luôn mang theo đôi giày và sẵn sàng tham gia các trận bóng phủi bất cứ khi nào được gọi.“Trong đầu vẫn mong muốn là mình cứ duy trì để xem nếu mà có cơ hội thì mình sẽ lại tiếp tục, còn không thì mình phải chấp nhận”, Doãn Ngọc Tân hồi tưởng. Có thời điểm, gia đình đã tính đến chuyện cho Tân đi xuất khẩu lao động để ổn định cuộc sống. Anh kể lại: "Bố em từng bảo hay là bố vay tiền để con đi Hàn Quốc xuất khẩu lao động. Nhưng em từ chối. Em vẫn muốn gắn bó với bóng đá”. Với anh, bóng đá không chỉ là một công việc mà còn là niềm đam mê không thể từ bỏ, dù hoàn cảnh lúc ấy rất khó khăn.“Ở trong gia đình, bố em là trụ cột, mẹ lại hay ốm đau. Bố cũng rất là thương con, bố muốn là bấy giờ không theo bóng đá nữa thì về học hành gì đó. Nhưng em chỉ học hết cấp 3, giờ đi học cao hơn cũng rất khó vào, chỉ có nước đi học nghề thôi. Để duy trì đam mê đá bóng, em luôn sẵn sàng tham gia bất cứ trận nào khi được gọi, dù một ngày phải đá hai, ba trận ở các địa phương khác nhau. Trong thời gian đó, em cũng phụ giúp bố công việc, nhằm san sẻ bớt gánh nặng, vì bố vẫn là trụ cột chính của gia đình, lo cho tất cả mọi người, bao gồm cả em. Trước đây, khi còn tập luyện, emnhận được một khoản phụ cấp nhỏ. Em luôn cố gắng tiết kiệm để tự lo các khoản chi tiêu, hạn chế phải xin tiền từ bố mẹ".Năm 2015, Doãn Ngọc Tân chính thức bước chân vào V-League trong màu áo CLB Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mùa giải 2017, anh mới có cơ hội ra sân thường xuyên với hơn 20 trận đấu trong một mùa giải. Ngọc Tân vươn lên đội một ở CLB Hải Phòng trong thời kỳ bất ổn và suy tàn, khi đội bóng đất Cảng chỉ còn là "cái bóng" sau mùa giải á quân (2016). Bước ngoặt sự nghiệp của Tân đến vào năm 2020, khi anh gia nhập CLB Thanh Hóa và được dẫn dắt bởi HLV Velizar Popov. Dưới sự huấn luyện của chiến lược gia người Bulgaria, anh nhanh chóng trở thành nhân tố quan trọng. Với lối chơi bền bỉ và khả năng thích nghi linh hoạt, Tân được mệnh danh là "người không phổi", đủ sức đảm nhiệm mọi vị trí trên sân, ngoại trừ thủ môn.Trong quãng thời gian khoác áo Thanh Hóa, Doãn Ngọc Tân gần chạm mốc 100 trận và là nhân tố chủ chốt giúp đội bóng giành 2 chức vô địch Cúp Quốc gia liên tiếp, khẳng định vai trò không thể thay thế của mình trong đội hình.Vượt qua những thử thách, Tân đã kiên trì bám trụ với bóng đá. Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của anh cuối cùng cũng được đền đáp khi anh trở lại thi đấu chuyên nghiệp và gặt hái thành công. Năm 2024, ở tuổi 30, anh không chỉ giành danh hiệu cùng CLB mà còn lên ngôi vô địch AFF Cup cùng đội tuyển quốc gia – giấc mơ mà anh từng nghĩ là xa vời.Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Võ Thị Ánh Tuyết là tân Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Biển 2023
Từ ngày 03.02.2025 đến 12.02.2025, khi khách hàng đến giao dịch tại bất kỳ Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch nào của DongA Bank trên toàn quốc, sẽ có cơ hội nhận những bao lì xì may mắn, khởi đầu năm mới phúc thịnh và tài lộc.54.272 bao lì xì, với tổng giá trị lên đến gần 6 tỷ đồng, sẽ được trao tặng đến những khách hàng đầu tiên, như những món quà chứa đựng sự kỳ diệu của mùa xuân. Mỗi ngày, 32 khách hàng đầu tiên giao dịch thành công bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào tại DongA Bank sẽ được nhận ngay bao lì xì trị giá 100.000 đồng.Chương trình vừa là lời tri ân chân thành vừa mang ý nghĩa sâu sắc, gửi gắm những lời chúc may mắn, tài lộc, và một khởi đầu thịnh vượng đến Quý khách hàng. Đồng thời, thể hiện sự gắn kết, đồng hành của DongA Bank cùng khách hàng trong hành trình chinh phục những mục tiêu tài chính trong năm mới.Thông tin chi tiết về chương trình được cập nhật tại www.dongabank.com.vn. Quý khách cũng có thể đến trực tiếp tại các Chi nhánh/Phòng giao dịch của DongA Bank hoặc gọi đến Hotline: 1900545464 để biết thêm chi tiết.Đầu năm giao dịch - Nhận lộc liền tay cùng DongA Bank!

Sạc điện thoại qua cổng USB trên ô tô là sai lầm?
Khai mạc VBA mùa giải 2023 với thể thức hấp dẫn
Báo Thanh Niên trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành,Thưa các trí thức, nhà khoa học,Thưa các quý vị đại biểu, toàn thể các đồng chí và các bạn.Hôm nay, tôi rất vui mừng gặp các trí thức, nhà khoa học tiêu biểu đại diện cho đội ngũ trí thức, khoa học nước nhà. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, tôi xin gửi tới các đồng chí cùng gia đình và qua đồng chí, gửi tới toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong cả nước lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các đồng chí luôn luôn dồi dào sức khoẻ, hoàn thành xuất sắc trách nhiệm vẻ vang và sứ mệnh cao cả góp phần nâng tầm trí tuệ dân tộc, sức mạnh đất nước, sự phát triển, tiến bộ và văn minh nhân loại.Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.Trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng của nhân dân và dân tộc, là một trong những nguồn lực và động lực quan trọng nhất mang lại sự đột phá và sự phồn vinh cho đất nước. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn có truyền thống quý trọng nhân tài. Điều này được đúc kết khái quát qua câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung (Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú thời Vua Lê Thánh Tông): "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn".Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, trí thức và nhà khoa học luôn là lực lượng tiên phong trong việc khai sáng dân trí, xây dựng lý luận cách mạng và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào thực tiễn. Các trí thức tiêu biểu đã truyền bá những tư tưởng yêu nước, tiến bộ và cách mạng, tạo tiền đề quan trọng cho phong trào đấu tranh giành độc lập. Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân, đội ngũ trí thức đã góp phần xây dựng nền tảng chính trị và nền hành chính cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ khi đó, tham gia soạn thảo Hiến pháp năm 1946 - một văn kiện lịch sử thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền, quyền con người và độc lập. Nhiều trí thức cách mạng tiền bối đã tham gia xây dựng và triển khai các chiến lược cách mạng, từ các kế hoạch chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, chính sách kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật đến các chính sách về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và trong nhiều lĩnh vực khác. Di sản của lực lượng trí thức, nhà khoa không chỉ nằm ở những thành tựu, những đóng góp cụ thể mà còn ở tinh thần dấn thân vì khoa học, tinh thần cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước.Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của trí thức, coi trí thức mạch nguồn cho sự trường tồn của đất nước. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách huy động sự vào cuộc tích cực, đồng hành của trí thức với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngay từ buổi sơ khai, khi đất nước còn nhiều khó khăn Đảng ta đã sớm có chủ trương gửi ra nước ngoài đào tạo nhiều trí thức, nhà khoa học để sẵn sàng cống hiến, kiến thiết đất nước khi giành được độc lập, hòa bình. Dưới ngọn cờ của Đảng, được giác ngộ về lý tưởng Mác - Lênin, hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Chính phủ hàng loạt nhân sĩ, trí thức, chấp nhận hy sinh, không nề hà khó khăn, gian khổ, kề vai, sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân, vượt qua mọi cam go, thử thách để cống hiến; nhiều nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư, luật sư đã cống hiến kiến thức, tài năng, trí tuệ, tri thức, của cải vật chất cho cách mạng và nhiều trí thức đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, tầng lớp trí thức nước ta đồng lòng đứng trong hàng ngũ của Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp khác, tiếp tục có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, luôn miệt mài nghiên cứu, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tựu khoa học trên các lĩnh vực chính trị, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn học - nghệ thuật... Ở một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học có khả năng tiếp cận trình độ hiện đại trên thế giới; đã có những kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo thành công nhiều chủng loại sản phẩm, thiết bị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thay thế nhập khẩu với giá thành cạnh tranh, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm nhập khẩu. Đội ngũ trí thức ở các viện nghiên cứu, tập đoàn, doanh nghiệp cơ khí chế tạo đã có đủ năng lực làm tổng thầu các công trình lớn hàng tỉ USD; đóng góp của đội ngũ trí thức ngành y tế giúp Việt Nam là một trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc thực hiện đúng lộ trình các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), một số lĩnh vực (ghép tạng, công nghệ tế bào gốc, y học hạt nhân, nội soi can thiệp, điện quang can thiệp, vắc xin và sinh phẩm) ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.Ứng dụng công nghệ mới đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ đã góp phần tạo dựng nên diện mạo mới của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại với những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc được bảo tồn, phát huy; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã góp phần mở rộng không gian phát triển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, Tổ quốc từ sớm, từ xa.Có thể khẳng định, thành quả cách mạng, đặc biệt là thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước sau 40 năm đổi mới có đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Từ việc tham mưu mở đường cho đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, cung cấp cơ sở khoa học, đề xuất ý tưởng, phản biện xã hội, tổ chức thực thi, sáng tạo, tạo ra các ý tưởng, sáng chế, sản phẩm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đã để lại dấu ấn đậm nét về cống hiến, đóng góp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu, kết quả mà đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta đã đạt được trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới đất nước.Bên cạnh thành tựu, kết quả, thẳng thắn nhìn nhận, việc sử dụng, trọng dụng đội ngũ trí thức và việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục triệt để. Về sử dụng, trọng dụng: Đảng ta đề cao, đặc biệt quan tâm, đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về trí thức và huy động, sử dụng, trọng dụng trí thức, song việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với đội ngũ trí thức chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển; nội dung nghị quyết của Đảng chậm được thể chế, cụ thể hóa, thậm chí đã được cụ thể hóa, thể chế hóa thì chậm được triển khai hoặc triển khai không đầy đủ (đơn cử Nhà nước đã có nhiều quy định về chính sách trọng dụng, đãi ngộ đối với trí thức như Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, Nghị định số 87/2014/NĐ-CP; luật Khoa học công nghệ quy định chi 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho khoa học và công nghệ song thực tế chưa được hiện thực hóa). Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp chưa thật sự thể hiện rõ sự quan tâm đúng mức, đầy đủ, sâu sắc đến việc sử dụng, trọng dụng, phát triển đội ngũ trí thức. Việc nhiều tổ chức, bộ máy, nhưng không rõ bộ ngành nào chủ trì quản lý, sử dụng, chỉ đạo phối hợp về trí thức, cán bộ khoa học công nghệ kỹ thuật. Cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài còn nhiều hạn chế. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh nghiệp, nhà sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học thiếu trọng tâm, trọng điểm, dàn trải, chưa bám sát vào những vấn đề thực tiễn cấp thiết nổi lên; chưa tạo được môi trường thuận lợi động viên trí thức, nhà khoa học chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, truyền thụ kiến thức, tư vấn, phản biện xã hội; việc xây dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, còn để xảy ra tình trạng "lãng phí chất xám", "bạc màu chất xám", "chảy máu chất xám". Về thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học với Tổ quốc, thẳng thắn nhìn nhận cũng còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng và đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Trong điều kiện đất nước đang phát triển còn rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước, nhân dân đã dành nguồn lực cao nhất trong khả năng có thể để đầu tư cho khoa học công nghệ, song số công trình, sáng chế được công bố trên thế giới còn ít, chưa có nhiều sáng tạo, phát kiến mang tính bứt phá; chưa nhiều các công trình sáng tạo lớn; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ngang tầm khu vực và thế giới.Hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa xuất phát, chưa gắn, chưa đáp ứng yêu cầu nóng bỏng của thực tiễn của đời sống xã hội; nhân tố tinh hoa và hiền tài chưa nhiều, chuyên gia đầu ngành còn thiếu hụt nghiêm trọng; đội ngũ kế cận chưa thực sự được quan tâm vun đắp, bồi dưỡng; đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng. Vẫn còn một số trí thức nhà khoa học đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, vị kỷ, né tránh trách nhiệm, chưa dám dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ như lớp cha anh, hiểu biết thực tiễn còn hạn chế, thậm chí suy thóai về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (Ví dụ đâu đó còn có hiện tượng một số đơn vị, cá nhân coi ngân sách nhà nước phân bổ để thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học thành "nguồn kinh tế", "nguồn thu nhập" ngoài lương chứ không tính tới hiệu quả kinh tế - xã hội của các đề tài, công trình nghiên cứu đó; thờ ơ, bàng quang trong đấu tranh phê bình, tự phê bình với hiện tượng thiếu trung thực trong nghiên cứu khoa học...). Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học,Thế giới đang trong giai đoạn thay đổi có tính thời đại. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tạo ra sự bùng nổ về thông tin, văn hóa, nhận thức, hành động... thúc đẩy hình thành một trật tự thế giới mới. Những thay đổi nhanh chóng trên quy mô toàn cầu về nhiều phương diện, tác động trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển nhanh chóng trí tuệ nhân loại và văn minh toàn cầu, trong đó vai trò của đội ngũ trí thức, nhà khoa học có tầm quan trọng đặc biệt. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới nâng cao được năng suất lao động, là động lực cho tăng trưởng, là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển nhanh và bền vững ở nước ta. Với thế và lực của đất nước sau 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, Đảng, Nhà nước, nhân dân đang kỳ vọng, mong chờ sự cống hiến, đóng góp ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới. Để đạt được yêu cầu này, Tôi gợi ý 04 nội dung sau đây:Thứ nhất, về phía Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học, với 3 vấn đề cụ thể: (i) Bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24.11.2023 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mà chặng đường đầu là từ nay tới năm 2045. (ii) Ngay trong nửa đầu năm 2025 sẽ rà soát, đánh giá, ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức trong trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo nội dung Nghị quyết 45 nêu trên; cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, làm cơ sở ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập cũng như xác định các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là những tài năng hàng đầu, chuyên gia đầu ngành và nhân tài xuất sắc, đào tạo và bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận. Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức phải phù hợp và hỗ trợ đắc lực chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn phát triển mới, trên yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương, chú trọng những ngành mũi nhọn, những lĩnh vực, địa phương đang thiếu, mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực trí thức; bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số, trí thức nữ. Đặc biệt coi trọng và chú trọng việc tôn vinh trí thức, sớm có quy định cụ thể, lấy kết quả và sản phẩm đầu ra trên tinh thần "vì nhân dân phục vụ" là cơ sở để tôn vinh, tặng thưởng, bảo đảm thể hiện sâu sắc văn hóa coi trọng hiền tài, tránh hình thức, cào bằng, không dân chủ. (iii) Có các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao, thống nhất nhận thức trong các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới, trước hết là người đứng đầu các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp. Bảo đảm "thượng tôn pháp luật", xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng đội ngũ trí thức. Ban Bí thư chỉ đạo các ban đảng và các cơ quan liên quan tham mưu, điều phối bảo đảm thực hiện hiệu quả các nội dung này.Thứ hai, về phía đội ngũ trí thức, nhà khoa học, đề nghị 3 vấn đề: (i) Nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, gia tăng mạnh mẽ đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong đó, sớm phấn đấu đến năm 2030 phải có 100 phát minh, sáng chế, công trình khoa học trong bảng xếp hạng của khoa học thế giới; sản phẩm khoa học, công nghệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật chiếm lĩnh đỉnh cao; ít nhất 3 tạp chí khoa học của Việt Nam đạt trình độ khu vực và trên thế giới; đến năm 2045, đội ngũ trí thức Việt Nam đứng đầu khu vực, thuộc tốp đầu thế giới; có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực. Những mục tiêu này, Nghị quyết 45 của Đảng bước đầu đã đề ra, đội ngũ trí thức, nhà khoa học cần có chiến lược cụ thể bứt phá, tăng tốc để thực hiện cho được. (ii) Nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57 ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học. Các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có "phép thuật" để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030. Đến năm 2045 Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các "đế chế công nghệ số". (iii) Cần ý thức sâu sắc trách nhiệm của trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, trách nhiệm trong nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc; trách nhiệm tự đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ thế hệ trí thức ngày nay tiến bộ, đào tạo thêm trí thức mới, đội ngũ kế cận, tiên phong tạo ra sản phẩm tinh thần, vật chất chất lượng cao cho xã hội, tham gia phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, tạo động lực mạnh mẽ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần định hình tương lai nhân loại và văn minh toàn cầu. Từ đó, phải trung thực với nhân dân, với Nhà nước, trung thực với chính bản thân mình, nỗ lực phấn đấu, trung thực trong khoa học và sáng tạo bằng khả năng và vượt khả năng của mình, thậm chí "vượt lên trên chính mình" nhằm phục vụ nhân dân và vì sự phồn vinh của đất nước; biết phản biện và dám phản biện một cách khoa học, có căn cứ và có lý lẽ vững vàng mang tính xây dựng.Thứ ba, không ngừng củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong điều kiện mới và thu hút trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài góp phần phát triển đất nước. Tăng cường mạnh mẽ đóng góp của trí thức để nâng cao hiệu suất lao động, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tạo ra giá trị gia tăng trên lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, đưa công nhân, nông dân thành công nhân trí thức, nông dân trí thức; thúc đẩy chia sẻ thông tin và kiến thức, tạo ra các mô hình cộng tác mới thiết thực, hiệu quả hơn giữa trí thức với cộng đồng công nhân và nông dân. Tăng cường hợp tác với trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài trong chuyển giao, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Trong mối quan hệ với công nông ở giai đoạn cách mạng mới, mong rằng đội ngũ trí thức nhà khoa học luôn thấm nhuần và thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Trí thức ta nên tự động đi bước trước tìm đến công nông, và tôi chắc rằng công nông sẽ nhiệt liệt hoan nghênh trí thức".Thứ tư, quan tâm giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao. Các nhà giáo trước hết phải là các nhà khoa học, nhà trí thức; có kế hoạch đào tạo các nhà khoa học hàng đầu ở các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trọng yếu hiện nay như: trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế số, lượng tử, y sinh học... khuyến khích các nhà khoa học tự do khám phá, nhất là ở những khoảng trống, hoang vu của khoa học. Gắn kết chặt chẽ giữa các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu, nhà trường với các doanh nghiệp và ngược lại. Hoàn thiện luật và qui định về sở hữu trí tuệ, thành tựu đổi mới sáng tạo, những thành tựu đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại. Hoàn thiện thể chế, ứng xử nhất quán về phát triển khoa học công nghệ phù hợp cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, đặc thù của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chấp nhận rủi ro và có độ trễ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo... Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.V.I.Lênin từng nhấn mạnh: "Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được".Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trí thức công nông hóa, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa càng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại càng cần"; "Trí thức là một vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được". Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu; thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.Nhân dịp năm mới 2025 và xuân Ất Tỵ sắp tới, Tôi xin chúc các quí vị đại biểu, chúc đội ngũ trí thức, nhà khoa học luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, giành nhiều thắng lợi trong công tác và cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn!
Kết hợp chăn nuôi bò sữa và du lịch để đột phá kinh tế Mang Yang
Khi tiền đạo Lê Văn Thức băng xuống đối mặt cầu môn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bên cạnh anh là hai hậu vệ đang theo sát, còn phía trước là khung thành chỉ còn lại một khe rất hẹp. "Lúc đó em không nghĩ nhiều, chỉ dồn hết năng lượng vào lựa chọn duy nhất, đó là sút bóng. Phải cố gắng sút mạnh hết cỡ", thủ quân đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhớ lại.Văn Thức vung chân sút vào góc duy nhất, ở lựa chọn khả dĩ duy nhất. Bóng vào lưới, tạo thành bàn thắng duy nhất giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vượt qua Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Pha xử lý kiểu "nghĩ ít thôi, làm nhiều lên" của Văn Thức, cũng đại diện cho tinh thần của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở giải năm nay. Cứ chiến đấu, rồi đến đâu thì đến.Một chi tiết thú vị về Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đó là trong khi các đội (trừ đội đá trận khai mạc) chỉ mang một phần lực lượng đến diễu hành, thì Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lại mang đến... cả đội. "Chúng tôi muốn tận hưởng không khí sân chơi bóng đá sinh viên. Tận hưởng từng giây phút, đắm mình vào từng trận đấu", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Sự hiện diện của đại diện Thanh Hóa ở vòng chung kết thực ra đã là bất ngờ. Ở trận play-off vòng loại phía bắc, thầy trò ông Công Thành phải đối đầu đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi. Gặp đội bóng mạnh nhất nhì sân chơi sinh viên, lại phải đá trên sân khách trước áp lực lớn của khán giả Thủy lợi, nhưng Văn Thức cùng đồng đội vẫn lầm lũi chiến đấu. Cầm hòa đối thủ 0-0 trong thời gian chính thức, rồi thắng loạt luân lưu. Đó là cách đá mang cái chất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa: lì lợm như chiếc "xe tăng". HLV Công Thành và học trò đã mang nguyên vẹn tinh thần ấy đến với vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. "Những gì diễn ra ở vòng loại đã thuộc về vòng loại. Chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ. Các đội đã đến vòng chung kết đều mạnh cả. Chúng tôi có điểm mạnh riêng, đối thủ cũng vậy. Cả đội chỉ tâm niệm phải đá hết mình thôi", nhà cầm quân của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể lại. Với tinh thần "đá đến đâu, hay đến đó", đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cứ vượt qua từng khúc cua một. Đá chặt chẽ trong trận hòa đội Trường ĐH Văn Hiến trận ra quân, bung sức hạ đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), kết thúc vòng bảng với cơn mưa bàn thắng cùng ĐH TDTT Đà Nẵng. Rồi đến khi Văn Thức cùng đồng đội hạ nốt Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với tỷ số tối thiểu ở tứ kết để vào vòng 4 đội mạnh nhất, hình bóng ứng viên vô địch đã xuất hiện. Nòng cốt đội hình Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa rất mạnh, với Ngân Như Dũng, Nguyễn Văn Anh và Hà Lâm Thành từng ăn tập ở cấp độ U.19, còn thủ môn Thatsaphone Xaiyasone (người Lào) là ngoại binh chất lượng với thể hình ấn tượng và tâm lý vững vàng. Nhưng, đội bóng của HLV Nguyễn Công Thành không phụ thuộc vào cá nhân, mà chơi bằng tinh thần tập thể. "Ban huấn luyện luôn dặn các em phải đá bằng tinh thần tập thể, phải thúc đẩy nhau, nhìn nhau mà đá", HLV Công Thành kể lại. Tinh thần ấy được cầu thủ thấm nhuần, như chính chia sẻ khiêm tốn rằng chỉ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của tập thể mà "người hùng" Lê Văn Thức đã nói sau trận tứ kết. Trước khi hiệp 2 trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bắt đầu, ông Thành dặn kỹ học trò, rằng "không thể trông cậy vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình, nên hãy cố gắng sát cánh cùng nhau, bảo ban nhau". Không phải ngẫu nhiên, cả 6 bàn thắng mà Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi được ở giải năm nay đều đến trong hiệp 2, trong đó có những bàn đến ở phút cuối. Đó là đấu pháp của đại diện khu vực phía bắc. Phòng ngự chặt chẽ, kiểm soát nhịp chơi, rồi chọn thời điểm tràn lên khi đối thủ đã xuống sức. Cách chơi này đòi hỏi tinh thần tập thể cao độ. Các cầu thủ đã thực sự dìu nhau vượt khó, để tiến đến bán kết.Trả lời câu hỏi "có nghĩ tiến xa được đến vậy không khi mới lần đầu dự giải", thủ quân Văn Thức của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nói không. "Cả đội cứ nỗ lực chiến đấu thôi", Văn Thức khẳng định.HLV Nguyễn Công Thành cũng không đặt mục tiêu xa vời, mà chỉ dặn học trò cố gắng để chẳng có gì phải ân hận. Cứ tiến từng bước nhỏ, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã đến gần hơn với ngôi vương bóng đá sinh viên.
ty so bong da euro
Năm 1994, Hội An yên bình và ít du khách quốc tế. Bộ ảnh của Simon O'Reilley, người Anh, trên báo Hồng Kông SCMP tái hiện vẻ đẹp cổ kính của Hội An 1994, trước khi nơi đây trở thành điểm đến phổ biến toàn cầu. Simon O'Reilley vừa trở lại Việt Nam, cụ thể là Hội An, trong chuyến đi gần đây đã nhận thấy đất nước này thay đổi mạnh mẽ như thế nào trong 30 năm qua.Hội An ngày nay là điểm đến yêu thích của khách du lịch. Phố cổ có từ thế kỷ 15 và là thương cảng quan trọng giữa châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc. Thời điểm 1994, Hội An còn là một thị trấn ven biển, được kiến trúc sư kiêm nhà bảo tồn người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski bảo tồn và UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 1999."Chúng tôi đến Hội An vào năm 1994, sau khi đi xe máy từ Đà Nẵng vào, chỉ có đúng hai khách du lịch trong thị trấn: bạn cùng phòng Andy và tôi. Chúng tôi thực sự không nhìn thấy bất kỳ người nước ngoài nào trong chuyến thăm của mình", Simon O'Reilley viết trên SCMP.Simon đi theo tiếng hò reo và phấn khích xuống sông. Có nhiều người ở trên bờ đang xem đua thuyền. Khi bị phát hiện, cả hai được gọi lại và người dân đưa cho họ hai chiếc ghế và khăng khăng bắt ngồi ngay cạnh bờ sông.Ngôn ngữ chung của anh lúc đó mở rộng thành "cảm ơn", "có", "không" và "xin chào". Có rất nhiều nụ cười, vỗ tay vào lưng và bắt tay. Sau đó, hai chai bia được đưa vào tay vị khách phương xa, họ trở thành khách danh dự của sự kiện.Các đội chèo thuyền bằng những mảnh gỗ, ván và một vài mái chèo, nhưng chúng rất chắc chắn và thuyền di chuyển khá nhanh. Với bia, hải sản và đám đông vui vẻ hò reo cổ vũ, huýt sáo, đây thực sự là sự kiện thể thao hoàn hảo."Chúng tôi đã đi tham quan bãi biển Cửa Đại. Ngày nay, nơi đây có rất nhiều khu nghỉ dưỡng, ghế tắm nắng, dù; hồi đấy chỉ là một bãi cát đẹp trải dài.Sau đó, chúng tôi đi bộ quanh thị trấn; nơi này chủ yếu là những ngôi nhà màu vàng đóng cửa, một vài xe bán bánh mì và những con đường cát vắng vẻ. Không có đám đông du khách, không có đèn lồng, không có quán bar, không có cửa hàng bán cà phê, thời trang hay nghệ thuật. Có người nói rằng điện chỉ mới có trong vài tháng", Simon nhớ lại.Anh kể, phải nói rằng các món ăn Việt Nam và các món ăn địa phương mà chúng ta thưởng thức tại các nhà hàng ngày nay đơn giản là không tồn tại vào thời điểm đó. Các món ăn được phục vụ không đáng nhớ lắm, ngoại trừ món bánh mì tuyệt hảo.Các xe bán bánh mì có tủ kính bằng gỗ đựng bánh mì nhỏ và nhân bánh bên trong. Một trong những nhân bánh là pa tê thịt heo. Khay bánh này được để ngoài nắng cả ngày mà không có tủ lạnh..."Thị trấn vắng vẻ, buồn ngủ này quyến rũ trong vẻ đẹp đã phai tàn của nó, và người dân Hội An, giống như mọi nơi khác mà chúng tôi đến trong cả nước, vô cùng thân thiện; họ luôn có vẻ vui khi thấy chúng tôi và muốn nói chuyện với chúng tôi", anh mô tả.Hồi đó, Hội An dường như chỉ có một khách sạn trong tòa nhà cũ. Người bảo vệ ngồi trong vườn với bạn bè của mình, chơi đàn ghi ta.Ngoài Hà Nội và TP.HCM, thời điểm đó giao thông thưa thớt. Có xe đạp, xích lô, xe tay ga, xe đẩy tay, xe tải và xe buýt cổ, và nhiều chiếc ô tô còn lại từ những năm 1960..."Một điều khác mà tôi nhớ rất rõ là rất nhiều lần các thanh niên Việt Nam tiến đến gần tôi, tươi cười và hỏi tôi có muốn đánh nhau không! Không phải theo kiểu đe dọa, mà giống như một bài kiểm tra sức mạnh hơn. Tôi cao 195 cm và có lẽ nặng gấp hai lần rưỡi họ.Kịch bản còn lại là "Hãy đến uống với chúng tôi!" nhanh chóng biến thành một cuộc thi uống rượu. Thường là bia hoặc một loại rượu mạnh kinh khủng nào đó được uống từ những chiếc bát nhỏ", Simon nhớ lại.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư